Theo ông Lê Nam Trung, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp CNTT và Truyền thông, thương mại điện tử đã trở thành yếu tố chủ chốt, tạo động lực phát triển kinh tế số.
Trong 9 tháng đầu năm 2024, tổng doanh thu trên các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam đạt 227.000 tỷ đồng, tăng 38% so với cùng kỳ năm trước. Dự báo trong năm 2025, tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử Việt Nam nằm trong nhóm 10 quốc gia dẫn đầu thế giới.
Việt Nam có dân số đông, lại trong độ tuổi vàng nên cơ hội bùng nổ thương mại điện tử sẽ ngày càng lớn. Theo báo cáo eCommerce của Bain & Company, trong thời gian tới, thương mại điện tử sẽ còn phát triển mạnh mẽ. Việt Nam là một trong những nước dẫn đầu về thương mại điện tử tại khu vực Đông Nam Á.
Nhận thức được tầm quan trọng của thương mại điện tử trong nền kinh tế số, Bộ TT&TT đã phát triển nhiều chương trình, chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thương mại điện tử. Các bộ ngành khác cũng đã đẩy mạnh nội dung này trong lĩnh vực mà mình quản lý.
Theo ông Vũ Minh Ngọc, đại diện Trung tâm Phát triển thương mại điện tử, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương), để kiến tạo môi trường thương mại điện tử an toàn và đáng tin cậy, đơn vị này đã phát triển hệ thống xác thực uy tín gian hàng thương mại điện tử.
Hệ thống này gồm nhiều tính năng, giúp xác minh chủ sở hữu gian hàng thương mại điện tử, xác thực uy tín gian hàng dựa trên công nghệ Big Data, ngoài ra còn có tính năng tra cứu thông tin, dán nhãn uy tín, xác thực đa kênh, đồng thời có thể cảnh báo sớm cho người tiêu dùng.
Ở góc độ đơn vị quản lý chuyên ngành, ông Lê Nam Trung cho hay, Bộ TT&TT sẽ cố gắng tạo ra các thể chế để hỗ trợ cho doanh nghiệp công nghệ số, gỡ bỏ dần các vướng mắc về pháp lý, mở rộng thị trường, hướng đến việc tạo cạnh tranh bình đẳng giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp CNTT và Truyền thông nhận định, Việt Nam có nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí siêu nhỏ. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng có cơ hội thực hiện ước mơ của mình nhờ việc thúc đẩy thương mại điện tử trên môi trường số.
“Thương mại điện tử là lĩnh vực đầy tiềm năng, là linh hồn của kinh tế số. Thương mại điện tử phát triển thì kinh tế số mới phát triển, từ đó tạo động lực cho sản xuất, sáng tạo, tạo ra thị trường mới, giúp doanh nghiệp số phát triển sản phẩm. Đây là cơ hội chung cho tất cả chứ không phải cơ hội riêng của các doanh nghiệp lớn”, ông Lê Nam Trung nói.
Theo đại diện Cục Công nghiệp CNTT và Truyền thông, Hà Nội là địa bàn có nhiều thách thức nhưng cũng nhiều tiềm năng cho các doanh nghiệp công nghệ số phát triển, tạo ra các doanh nghiệp số mới, các kỳ lân công nghệ tiềm năng, tạo ra các sản phẩm số, đem lại giá trị cho người dùng, xã hội, thậm chí vươn mình ra thế giới.
Hình ảnh nam ca sỹ gây sốt với khoảnh khắc ngồi uống trà đá trên vỉa hè ở Hà Nội (Ảnh chụp từ màn hình).
Theo hình ảnh chia sẻ, đây là quán trà đá vỉa hè như rất nhiều hàng quán khác ở Hà Nội. Quán nằm nép mình bên góc phố, với chồng ghế nhựa xanh đặc trưng mà nhiều nơi vẫn sử dụng. Phía sau nơi nam ca sỹ ngồi là một mảng tường bị loang lổ, điểm dấu tích thời gian.
Nhiều người cũng bày tỏ sự bất ngờ vì chỉ vài bức ảnh chụp tại quán trà đá của Sơn Tùng M-TP lại gây sốt. Thậm chí lượng tương tác bài viết không kém gì so với thời điểm nam ca sỹ chia sẻ việc mình sắp ra MV mới.
Theo tìm hiểu của phóng viên Dân trí, quán trà đá mà Sơn Tùng M-TP ngồi nằm cạnh chùa Chân Tiên thuộc phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội).
Chỉ sau vài giờ kể từ thời điểm chàng trai gốc Thái Bình đăng ảnh, quán trà đá đã chật kín khách. Thậm chí, chủ quán phải kê thêm ghế để khách ngồi tràn ra vỉa hè.
Tuy nhiên trong chiều 27/11, quán đã đóng cửa. Nhiều bạn trẻ vượt quãng đường xa đến đây hi vọng được ngồi ở vị trí mà thần tượng đã tới trước đó, nhưng đành tiếc nuối ra về.
"Ngay sau khi biết ca sỹ Sơn Tùng M-TP vừa uống nước ở đây, tôi và bạn gái vội đi xe từ Hồ Tây nhưng tới nơi quán lại đóng cửa. Chúng tôi chỉ muốn tìm đúng góc mà thần tượng đã ngồi để chụp 1 tấm hình kỷ niệm. Ngày mai tôi sẽ quay lại", anh Quang Huy, 20 tuổi, chia sẻ.
Trong khi đó, nhiều người hâm mộ của nam ca sỹ do không thể trực tiếp tới quán đã sử dụng Photoshop để ghép ảnh ngồi trà đá cùng thần tượng. Những bức ảnh ghép đang lan truyền trên mạng xã hội nhờ sự sáng tạo và gây cười.
Khu vực nam ca sĩ người Thái Bình ngồi uống trà đá (Ảnh: Nguyễn Ngoan).
Liên quan tới vụ việc, trao đổi với phóng viên Dân trí, vị đại diện công an phường Lê Đại Hành cho biết, sau khi nắm được thông tin, chỉ huy công an phường đã cử cán bộ xuống địa bàn nhằm giải tán đám đông, không để xảy ra tình trạng tụ tập gây mất an toàn.
"Quán trà đá mở cửa từ lâu. Trước đó, quán chỉ lác đác vài khách ngồi. Nhưng ngày 27/11 lượng khách tới quá đông. Nhiều bạn trẻ tới chụp ảnh và ngồi tràn kín lối vỉa hè, không đảm bảo an toàn giao thông, gây mất an ninh trật tự tại địa bàn nên chúng tôi cho tạm đóng cửa", vị đại diện công an phường Lê Đại Hành, cho biết.
" alt=""/>Quán trà đá Sơn Tùng MĐáng chú ý, các chủng loại xe tải nhẹ dưới 7 tấn, xe khách từ 25 chỗ ngồi trở lên, xe chuyên dụng sản xuất trong nước đã đạt tỷ lệ nội địa hóa cao, đạt mục tiêu đề ra của Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, đáp ứng cơ bản nhu cầu thị trường nội địa (xe tải đến 7 tấn đáp ứng khoảng 70% nhu cầu).
Theo Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) có 2 mục tiêu lớn nhất đối với ngành công nghiệp ô tô mà nhiều năm trước vẫn chỉ là kỳ vọng thì nay đã làm được. Một là, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, xuất khẩu ô tô đi nhiều nước. Hai là, Vinfast và Thaco (bên cạnh những dòng xe lắp ráp) đã có thương hiệu riêng.
Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận, ngành công nghiệp ôtô của Việt Nam hiện mới chỉ tham gia vào phân khúc thấp của chuỗi giá trị ngành ôtô, còn phụ thuộc lớn vào sự phân công sản xuất của các tập đoàn ô tô toàn cầu...
Bên cạnh đó, quy mô thị trường ô tô Việt Nam còn quá nhỏ, thấp nhất trong 5 nước có ngành công nghiệp ô tô tại ASEAN, bằng 1/3 quy mô thị trường ôtô của Thái Lan, 1/4 của Indonesia… Điều đó dẫn đến ngành công nghiệp ô tô khó có thể tăng cường tỷ lệ nội địa hóa để cắt giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm.
Tập trung giải quyết 2 điểm nghẽn
Để phát triển ngành ôtô trong nước cũng như nâng tỷ lệ nội địa hóa, hạ giá thành sản phẩm, Bộ Công Thương đề xuất cần tập trung giải quyết 2 điểm nghẽn về dung lượng thị trường và chênh lệch chi phí sản xuất với các quốc gia trong khu vực.
Trong câu chuyện tạo dung lượng thị trường và kích cầu tiêu dùng cho ngành ôtô, vấn đề hàng đầu là bảo vệ thị trường trong nước thông qua các hàng rào kỹ thuật phù hợp với các cam kết quốc tế; triển khai phương án quy hoạch và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ trên cả nước, khuyến khích giao thương hàng hóa giữa các vùng miền nhằm tạo điều kiện để thúc đẩy tiêu dùng ôtô.
Trong bối cảnh dung lượng thị trường tại Việt Nam, tổng quy mô cả xe du lịch và xe thương mại khoảng 400.000 xe/năm thì khó có thể đẩy mạnh và phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ. Chính vì vậy, một số DN ôtô kiến nghị Chính phủ điều chỉnh, sửa đổi Nghị định 125/2017/NĐ-CP về biểu thuế xuất khẩu, với mục đích để mở rộng đầu tư, tăng quy mô sản xuất và kêu gọi các đối tác mới hợp tác đầu tư và phát triển sản xuất, lắp ráp ôtô tại Việt Nam nhằm tăng sản lượng, bảo đảm điều kiện cần thiết để từng bước nâng cao tỷ lệ nội địa hóa.
Ông Lê Ngọc Đức - Tổng giám đốc Công ty CP Thành Công Motor Việt Nam - đề xuất, trong bối cảnh các FTA có hiệu lực, áp lực ôtô nhập khẩu đang ngày càng lớn, đề xuất Thủ tướng Chính phủ xây dựng chính sách thúc đẩy nội địa hóa; chính sách ưu đãi nhập khẩu linh kiện cần gia hạn và duy trì trong thời gian tới, tạo động lực cho DN lắp ráp ôtô; bổ sung mặt hàng ôtô vào danh mục khuyến khích sản xuất, từ đó nâng tầm công nghiệp ôtô.
Theo đó, Bộ Công Thương cũng đề xuất điều chỉnh các quy định về thuế thu nhập DN, thuế tiêu thụ đặc biệt nhằm khuyến khích gia tăng tỷ lệ giá trị nội địa của ôtô sản xuất trong nước, tạo dung lượng cho thị trường.
Bộ Công Thương tiếp tục thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô thông qua các chính sách ưu đãi và hỗ trợ của Chính phủ nhằm nâng cao năng lực DN nội địa đủ sức tham gia chuỗi cung ứng ngành ô tô, gia tăng tỷ lệ nội địa hóa." alt=""/>Ngành công nghiệp ô tô: 2 điểm nghẽn cần giải quyết